UBND xã Thăng Bình tổ chức Hội nghị triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão số 3
Thực hiện công điện khẩn số 03/CĐ-UBND ngày 20/7/2025 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh. Chiều 21/7/2025, Đồng chí Nguyến Thái sơn, Chủ tịch UBND xã Thăng Bình đã chủ trì Hội nghị triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão số 3.
Đồng chí Nguyễn Thái Sơn, Chủ tịch UBND xã, Trưởng ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự xã. Chủ trì hội nghị
Thanh viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự xã Thăng Bình năm 2025.
Đồng chí Đỗ Gia Xuân, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ dự và chỉ đạo hội nghị
Tham dự có các đồng chí Uỷ viên ban chấp hành Đảng bộ; Chủ tịch và các PCT UBMTTQ xã; Phó Chủ tịch UBND xã; Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng Quân sự xã; Trưởng các phòng chuyên môn thuộc UBND xã; Chuyên viên phụ trách các thôn; Hiệu trưởng các trường, Trưởng trạm Y tế, Giám đốc HTX trên địa bàn; các đồng chí Bí thư chi bộ, Trưởng thôn trong xã.
Đồng chí Nguyễn Văn Cường - Phó Chủ tịch UBND xã, đồng chí Nguyễn Văn Cường - Phó Chủ tịch UBND xã, Phó trưởng ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự xã
Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Cường - Phó Chủ tịch UBND xã, Phó trưởng ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự xã triển khai Phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2025, các biện pháp ứng phó với cơn bão số 3. Đồng thời Triển khai phương án phòng thủ dân sự và bố trí lực lượng xung kích khi có tình huống khẩn cấp.
Trong phần thảo luận, các thành viên ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tiềm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự xã Thăng Bình đã tham gia ý kiến, đưa ra các phương án, chủ động ứng phó với cơn bão số 3. Đặc biệt là phương án xử lý các điểm xung yếu, các biện pháp tiêu úng những vùng có nguy cơ ngập lụt cao; các biện pháp chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện cần thiết để xử lý tình huống khi có sự cố xảy ra.
Đồng chí Đỗ Gia Xuân, Phó bí thư Thường trực Đảng uỷ xã Thăng Bình
Cũng tại hội nghị, Đồng chí Đỗ Gia Xuân, Phó bí thư Thường trực Đảng uỷ đã phát biểu ý kiến chỉ đạo. Đồng chí yêu cầu các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự xã, các ban, ngành, đoàn thể có liên quan cùng nhân dân trên địa bàn cần nhận thức sâu sắc mức độ cần thiết phải chủ động các phương án phòng chống lụt bão, sơ tán, di dời dân khi có thiên tai xảy ra; đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Phải thường xuyên cập nhật thông tin diễn biến tình hình mưa bão để nhân dân chủ động phòng tránh. Tuyên truyền cho các hộ gia đình thực hiện tốt phương châm “Tự quản tại chỗ”. Thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền để mỗi người dân ý thức được ‘‘Phải tự cứu lấy mình” là chính. Nhà nước chỉ tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ khi thật sự cần thiết.
Tất cả phải tuyệt đối thực hiện sự chỉ đạo thống nhất của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự xã. Đồng thời nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc phối hợp thực hiện phương châm ba sẵn sàng: “Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương khi sự cố xảy ra”.
Đồng chí Nguyễn Thái Sơn, Chủ tịch UBND xã, Trưởng ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự xã.
Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thái sơn, Chủ tịch UBND xã đã triển khai một số nội dung cụ thể:
Giao ban chỉ huy quân sự xã: Huy động lực lượng thôn đội trưởng, dân quân tự vệ, phân công nhiệm vụ và phối hợp với phòng kinh tế. Sẵn sàng ứng phó, cứu hộ khi có tình huống xảy ra.
Giao công an xã: Huy động lực lượng Công an, tổ bảo vệ ANTT các thôn trực 24/24; rà soát, bổ sung và chuẩn bị phương tiện sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi cần thiết.
Giao phòng kinh tế: Chủ động nắm bắt tình hình, tham mưu văn bản chỉ đạo công tác phòng chống bão lụt kịp thời; Tổng hợp diễn biến tình hình cơn bão, công tác phòng chống và báo cáo Ban chi huy phòng chống thiên tai và phòng thủ dân sự tỉnh hàng giờ; Tham mưu cho UBND xã xử lý môi trường sau bão.
Phòng Văn hoá xã hội: Nắm bắt tình hình cơn bão, thông báo liên tục trên hệ thống truyền thanh xã; Chỉ đạo trạm y tế chuẩn bị cơ số thuốc, vật tư, con người trực tại trạm để chủ động sơ cấp cứu khi xảy ra sự cố.
Văn phòng HĐND và UBND xã: Phân công công chức, viên chức trực 24/24 giờ; Kiểm soát hệ thống văn bản chỉ đạo điều hành trong công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
Hiệu trưởng các trường trên địa bàn: tổ chức chằng chống cơ sở vật chất đảm bảo an toàn trường học; phân công cán bộ GV trực 24/24 h.
Trưởng các trạm Y tế trong xã: Huy động 100% cán bộ, nhân viên trạm trực 24/24h; chẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, vật tư chủ động sơ cứu khi xảy ra tình huống.
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp: Sẵn sàng chuẩn bị máy móc phục vụ công tác tiêu úng cho diện tích lúa, rau màu bị ngập.
Đối với các thôn: Thông báo thường xuyên trên hệ thống truyền thanh của thôn diễn biến của cơn bão; Thông báo cho nhân dân chủ động nhu yếu phẩm, các vận dụng, dự trữ thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm trong thời gian mưa bão; rà soát các gia đình neo đơn, người già để có phương án di dời khi cần thiết. Đặc biệt là khu vực đê thôn Hồng Sơn, Mỹ Quang.
Đối với BCH phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự xã: trực tiếp xuống địa bàn thôn ngay khi kết thúc hội nghị để nắm tình hình; tổ chức thường trực 24/24 giờ.
Sau ½ ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nghiệm cao. Hội nghị đã hoàn thành các nội dung đề ra.